Trường THPT Thăng Long Thành phố Hà Nội
Tuesday, 31/12/2024 | 00:33

Lịch sử tìm ra chất dẻo

Từ thế kỷ XVIII, thành phố Birmingham được coi như một trung tâm của thế giới về sản xuất khuy: khuy sừng, khuy thủy tinh, khuy xà cừ, khuy trai, khuy đồng… Đã có năm, sản lượng khuy lên tới 600.000 tấn. Cho nên chẳng lạ gì các nhà phát minh ở nơi đây là những người đầu tiên lao vào tìm kiếm các vật liệu nhân tạo cho sản phẩm của địa phương mình.

Năm 1862, tại cuộc triển lãm khuy quốc tế, bộ khuya có vẻ đẹp khác thường làm từ vật liệu mới, giữ bí mật gọi là parksine do nhà phát minh Park tìm ra, đã gây ấn tượng rất mạnh đối với khách tham quan. 5 năm sau, một người Birmingham khác là Spill “trình làng” một bộ khuy còn đẹp hơn thế nữa từ vật liệu gọi là xylonite.

Các vật dụng làm bằng chất dẻo thường gặp

Song đáng tiếc những bộ khuy kiều diễm ấy không chịu được thử thách của thời gian. Chỉ sau ít lâu, chúng bị mờ đục, biến dạng và nứt vỡ. Tuy vậy, lịch sử đã chứng minh rằng: tuy thất bại nhưng hai nhà phát minh đã tìm ra một con đường nhân loại chưa từng khai phá. Họ đã tìm ra nitroxenluloza bằng cách cho axit nitric tác dụng lên bông. Các nhà y học nhậy bén sử dụng nitroxenluloza vào mục đích của mình: hòa tan nó trong ete, đặt tên là côlôđiông, để nhỏ vào các vết thương. Ete bay hơi, giọt dung dịch biến thành một lớp màng mỏng, ngăn cho vết thương khỏi bị nhiễm trùng.

Cũng vào thời gian đó, anh học sinh nghèo của Mỹ John Hyatt phải rời ghế nhà trường để đi làm thợ xếp chữ. Là người thích sáng tạo, anh tự đặt cho mình nhiệm vụ thay thế những chiếc lô in bằng vật liệu hoàn hảo hơn và đã vài lần mải suy nghĩ đến nổi xảy ra tai nạn. Một hôm, những dòng chữ trên tờ bào anh đang tin đập vào mắt: Hãng “Fellow and Collander” thông báo sẽ thưởng 10.000 đôla cho những người nào tìm được chất gì đó chế tạo được quả bi-a, thay thế cho ngà voi ngày càng khan hiếm. John cau mày suy nghĩ và lại một… tai nạn: ngón tay kẹp vào máy in. Anh đến trạm xá, nhỏ côlôđiông vào vết thương. Vẫn hồi hộp với cái tin vừa đọc, anh luống cuống, đánh đổ cả lọ côlôđiông. Dung dịch ấy đọng lại trên bàn tay, rồi rán lại thành một cục nhỏ. Hình ảnh cục nitroxenluloza nhỏ bé không buông tha anh, ngay cả trong giấc ngủ. Nó trở thành nguyên liệu cho thí nghiệm làm lén lút ở góc phòng của chàng trai hăm hở này.

Ý định tìm một chất biến nitroxenluloza thành dung dịch rắn đã dẫn anh đi qua hàng trăm chất và cuối cùng đến camphor (long não). Ra khỏi khuôn, hỗn hợp nitroxenluloza với camphor đã trở thành những quả bi-a xinh xắn, vừa đủ sức nặng, lại bóng, đẹp, trông hấp dẫn hơn cả những “người anh em” bằng ngà voi. Đã thế, chúng lại nhuộm được thành bất kì màu gì. Chất liệu ấy, John gọi là xenluloit. Đó là thủ tổ của chất dẻo mà cho đến nay, người ta vẫn hay dung. Bạn cứ thử ngửi quả bóng bàn, con búp bê hoặc chiếc gọng kính nhựa mà xem, sẽ thấy thoang thoảng mùi thơm của long não. Xenluloit đấy!

Người công nhân trẻ tuổi đã về đích trước trong cuộc thi đua với hanừg chục phòng thí nghiệm của các trường đại học và viện nghiên cứu. Năm 1870, anh được cấp bằng phát minh. Hai năm sau, anh đứng ra thành lập nhà máy sản xuất chất dẻo đầu tiên trên thế giới.

Với tài sản lớn trong tay, John Hyatt có điều kiện để nghiên cứu khoa học theo sở thích của mình. Là nhà kinh doanh thành đạt ông cũng là một nhà phát minh “tầm cở”. Tuy mất khi còn khá trẻ, nhưng 34 năm sau khi tìm ra xenluloit, ông đã kịp nhận 200 bằng phát minh nữa., trong đó có các phát minh lớn như: các phương pháp tinh chế nước, làm đường từ mía và nhất là chế tạo ổ bi đũa, một bộ phận quan trọng của ngành cơ khí.

John Hyatt là một tấm gương về say mê học hỏi và làm việc kiên trì.

 

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): Mã xác nhận:   Thiet ke website pro
+ PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC VỀ BÀI VIẾT: