Trường THPT Thăng Long Thành phố Hà Nội
Wednesday, 08/05/2024 | 14:01

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA KHỐI 10

Trường THPT Thăng Long

 

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I  MÔN HOÁ (Lớp 10 CBD)

năm học 2013-2014

 

 

I- Lí thuyết

  1. Cấu tạo nguyên tử:

     - Thành phần cấu tạo nguyên tử, đặc điểm các hạt cấu tạo nên nguyên tử.

     - Sự chuyển động của e trong nguyên tử, obitan nguyên tử.

     - Lớp e, phân lớp e, số e tối đa trong 1 obitan, 1 lớp, 1 phân lớp.

     - Các khái niệm nguyên tố hoá học, đồng vị.

  2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, định luật tuần hoàn

     - Nguyên tắc sắp xếp.

     - Chu kì, nhóm nguyên tố.

     - Những tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

     - Nội dung định luật tuần hoàn.

  3. Liên kết hoá học

     - Khái niệm về liên kết hoá học, quy tắc bát tử.

     - Các kiểu liên kết hoá học.

II- Bài tập

Bài 1:  Cho các nguyên tố: A(Z=19); B(Z=12); D(Z=13); E(Z=17); G(Z=9)

      - Viết cấu hình e nguyên tử, xác định vị trí của các nguyên tố trong BTH.

      - Dự đoán tính chất hoá học cơ bản của A, E. 

         Viết PTPƯ xảy ra (nếu có) khi cho hiđroxit của A tác dụng với H2SO4, CO2, CuSO4, NaNO3, Ba(OH)2, Al(OH)3.

      - sắp xếp các ntố đó theo chiều bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại tăng dần.

      - Viết công thức ôxít cao nhất và hiđrôxít tương ứng của nguyên tố A, E. Chúng có tính axit hay bazơ. Vì sao?

Bài 2:  Cho các hợp chất: KCl, K2O, CO2, NH3, CH4.

      - Xác định kiểu liên kết và viết sơ đồ hình thành liên kết trong các hợp chất đó

      - Xác định hoá trị của các nguyên tố trong mỗi hợp chất.

Bài 3: Cho 5,4g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH tác dụng với nước. Để trung hoà dd thu được cần dùng 46,8g dung dịch HCl 25%. Xác định 2 kim loại và tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp.

Bài 4:  Ôxit cao nhất của R là RO3. Trong hợp chất khí với hiđrô R chiếm 94,12% theo khối lượng.

   Tìm R. Viết PTPƯ của RO3 với NaOH và H2O.

Bài 5: Cho 19,1 gam hỗn hợp 2 muối cacbônat của 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ kế tiếp phản ứng với 300 ml dung dịch HCl 14,6% sau phản ứng thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch A.

-         Tìm công thức và số gam mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

-         Tính số gam mỗi muối trong dung dịch A.

-         Tính C% của từng chất trong dung dịch A.

 

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): Mã xác nhận:   Thiet ke website pro
+ PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC VỀ BÀI VIẾT: