Trường THPT Thăng Long Thành phố Hà Nội
Wednesday, 29/01/2025 | 04:51

Tìm kiếm vật chất di truyền

Cho đến tận nửa đầu thế kỉ XX, việc xác định xem prôtêin hay axit nuclêic là vật chất mang thông tin di truyền của sinh vật vẫn là những thách thức lớn đối với các nhà sinh học. Để trả lời cho câu hỏi prôtêin hay axit nuclêic là vật chất di truyền, hai nhà khoa học là Hershey và Chase đã thiết kế một thí nghiệm sử dụng phage T2 (một loại virut kí sinh trong tế bào vi khuẩn) để lây nhiễm cho Escherichia coli (E.coli), từ đó xác định được vật chất mang thông tin di truyền, ít nhất là của phage T2. Thí nghiệm đó được bố trí như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hai lô thí nghiệm như sau:

+ Lô thí nghiệm 1: Phage được nuôi trong môi trường chứa đồng vị phóng xạ lưu huỳnh (35S) để đánh dấu prôtêin của phage.

 + Lô thí nghiệm 2: Phage được nuôi trong môi trường chứa đồng vị phóng xạ phốtpho (32P) để đánh dấu ADN của phage.

Bước 2: Các phage đánh dấu phóng xạ được trộn với vi khuẩn E.coli để phage lây nhiễm các tế bào vi khuẩn.

Bước 3: Khuấy mạnh hỗn hợp bằng máy xay để làm tung phần phage bên ngoài tế bào ra khỏi tế bào vi khuẩn.

Bước 4: Ly tâm để các tế bào vi khuẩn dính kết với nhau thành cặn ly tâm ở đáy ống nghiệm; phần bên ngoài của phage và phage tự do nhẹ hơn nên ở dạng phân tán trong dịch ly tâm.

Bước 5: Đo hoạt độ phóng xạ trong phần cặn ly tâm và trong phần dịch ly tâm. Kết quả:  + Ở lô thí nghiệm 1: Hoạt tính phóng xạ có chủ yếu ở phần dịch ly tâm.

+ Ở lô thí nghiệm 2: Hoạt tính phóng xạ có chủ yếu ở phần cặn ly tâm.

Đánh giá bài viết

Họ tên (*): Email (*):

Nội dung (*): Mã xác nhận:   Thiet ke website pro
+ PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC VỀ BÀI VIẾT: